- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết con số này không có trong trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông mà mới chỉ là con số ước tính của các nhóm chuyên gia.
Ngay sau khi kết thúc chuyến công tác tại Singapore, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã phải đối mặt ngay với sự bức xúc của dư luận về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông mà nổi bật là thông tin về kinh phí, với khái toán 34.275 tỷ đồng.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: "Trong quá trình trao đổi, thảo luận về tờ trình của Chính phủ tại phiên họp vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT đã nêu ra con số ước tính 34.000 tỷ này, gây nên sự hiểu nhầm". |
Dưới đây là những trao đổi ban đầu của ông Luận về một số vấn đề được đặt ra.
- Thưa Bộ trưởng, con số khái toán hơn 34.000 tỷ đồng của đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông được tính toán như thế nào?
- Thưa Bộ trưởng, con số khái toán hơn 34.000 tỷ đồng của đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông được tính toán như thế nào?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục, lẽ ra tôi phải trực tiếp báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhưng vào thời điểm đó tôi đang đi công tác nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á.
Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD-ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Còn con số hơn 34.000 tỷ đồng nói trên là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau dựa theo các nội dung của Nghị quyết TƯ 8 (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, ước tính không chỉ cho đổi mới chương trình, SGK phổ thông mà còn cho những công việc khác như: đào tạo lại giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học trong toàn quốc, ứng dụng công nghệ thông tin...
Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí.
Tuy vậy, trong quá trình trao đổi, thảo luận về tờ trình của Chính phủ tại phiên họp vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT đã nêu ra con số ước tính 34.000 tỷ này, gây nên sự hiểu nhầm.
Đây là sơ suất rất đáng tiếc và Bộ Giáo dục xin nhận trách nhiệm về việc này.
- Vậy còn con số hơn 100 tỷ đồng khái toán cho việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông là như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Tôi xin khẳng định khi Quốc hội chưa ra Nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, SGK phổ thông thì chưa thể có một đề án và kinh phí cụ thể.
Chỉ sau khi Quốc hội đồng ý chủ trương thì lúc đó Bộ GD-ĐT mới bắt tay vào xây dựng đề án chi tiết, lấy ý kiến chuyên gia, đóng góp của các bộ ngành, địa phương, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Trên cơ sở đó, Bộ sẽ hoàn thiện đề án để xin ý kiến Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo, sau đó mới trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội nếu vượt thẩm quyền.
- Vậy tức là vẫn sẽ có một đề án đổi mới SGK phổ thông cả trăm tỷ đồng và nhiều đề án khác với kinh phí nhiều nghìn tỷ đồng?
Tôi muốn nhắc lại những con số kinh phí liên quan đến đổi mới chương trình, SGK phổ thông được nêu trên báo chí những ngày qua chỉ là ước tính của các nhóm chuyên gia nghiên cứu khác nhau.
Cá nhân tôi và lãnh đạo Bộ GD-ĐT chưa xem xét, thảo luận về các chi phí thực hiện đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Còn con số hơn 34.000 tỷ đồng nói trên là tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của các nhóm chuyên gia khác nhau dựa theo các nội dung của Nghị quyết TƯ 8 (khóa XI) về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, ước tính không chỉ cho đổi mới chương trình, SGK phổ thông mà còn cho những công việc khác như: đào tạo lại giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học trong toàn quốc, ứng dụng công nghệ thông tin...
Trong Tờ trình của Chính phủ và các tài liệu liên quan gửi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội không có con số này cũng như bất kỳ con số nào về kinh phí.
Tuy vậy, trong quá trình trao đổi, thảo luận về tờ trình của Chính phủ tại phiên họp vừa qua, đại diện Bộ GD-ĐT đã nêu ra con số ước tính 34.000 tỷ này, gây nên sự hiểu nhầm.
Đây là sơ suất rất đáng tiếc và Bộ Giáo dục xin nhận trách nhiệm về việc này.
- Vậy còn con số hơn 100 tỷ đồng khái toán cho việc biên soạn sách giáo khoa phổ thông là như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Tôi xin khẳng định khi Quốc hội chưa ra Nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, SGK phổ thông thì chưa thể có một đề án và kinh phí cụ thể.
Chỉ sau khi Quốc hội đồng ý chủ trương thì lúc đó Bộ GD-ĐT mới bắt tay vào xây dựng đề án chi tiết, lấy ý kiến chuyên gia, đóng góp của các bộ ngành, địa phương, lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Trên cơ sở đó, Bộ sẽ hoàn thiện đề án để xin ý kiến Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục đào tạo, sau đó mới trình lên Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội nếu vượt thẩm quyền.
- Vậy tức là vẫn sẽ có một đề án đổi mới SGK phổ thông cả trăm tỷ đồng và nhiều đề án khác với kinh phí nhiều nghìn tỷ đồng?
Tôi muốn nhắc lại những con số kinh phí liên quan đến đổi mới chương trình, SGK phổ thông được nêu trên báo chí những ngày qua chỉ là ước tính của các nhóm chuyên gia nghiên cứu khác nhau.
Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải làm đồng bộ, thận trọng, cầu thị, lấy ý kiến rộng rãi, trong đó có cả báo giới. Quá trình thực hiện phải trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Đây là việc rất khó, ngành Giáo dục luôn mong muốn được lắng nghe nhân dân quan tâm, đóng góp ý kiến.
Trong chương trình Thời sự lúc 19h ngày 20/4, tại chuyên mục "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã trả lời về vấn đề này. Mời bạn đọc xem clip.
Phóng viên Lê Bình (Đài Truyền hình Việt Nam): Bộ trưởng nghĩ thế nào khi Bộ GD-ĐT đề xuất tới 34.000 tỷ đồng chỉ để đổi mới chương trình, SGK phổ thông, một dự án quá lãng phí, không thể chấp nhận được?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Nếu cần phải có đến 34.000 tỷ đồng chỉ để biên soạn chương trình SGK mới thì tôi cũng không đồng tình, cũng là lãng phí, phi lý. Tuy nhiên cần phải nói rõ con số 34.000 tỷ không có trong Tờ trình và những hồ sơ liên quan mà Chính phủ trình sáng UBTVQH. Trong lần trình này, Chính phủ xin với QH bàn để ra nghị quyết về chủ trương đổi mới chương trình, SGK phổ thông, tương tự năm 2000 Chính phủ đã xin và QH đã ra nghị quyết.
Kết cấu của Nghị quyết đơn giản chỉ gồm 3 phần: mục tiêu đổi mới, tiến độ và tổ chức thực hiện quá trình đó thế nào. Trong hồ sơ chúng tôi gửi sang UBTVQH cũng không có con số nào về tiền nong.
|
- Văn Chung - Văn Hùng (Ghi)
34.000 tỷ đồng có lẽ tôi đang nghe nhầm về số tiền này cho giáo dục thì phải,, hay là con số này đã làm tôi nhớ đến vụ vinashin. híc, mà nói cho cùng thì ngân khố nhà nước mình nhiều đến thế cơ à, chi cho giáo dục đến 34.000 tỷ đồng, có lẽ như là chưa có 1 cái ngành cái dự án nào cho vừa nhỉ, mà chỉ mới việc đó là thay đổi chương trình giáo khoa thôi, chưa kể đến việc khác
Trả lờiXóanếu là chương trình đổi mới SGK đó mà ước tính lên nghìn tỉ đồng đó thì đừng có mà lên nữa, đừng tưởng nhân dân không biết gì hết, một cái dự án chương trình đó mà lên tỉ đồng vậy thì hỏi nhân dân có tin tưởng được không, hay nhìn vào hiện thực mà đưa ra những chính sách cho phù hợp để phát triển nền kinh tế chứ kinh tế những năm gần đây mà nói là đang phát triển chậm
Trả lờiXóaMột con số rất lớn đang không rõ sẽ làm được những gì làm cho nhân dân khi nhìn vào ai cũng ngỡ ngàng. Một ngành giáo dục đang bình thường lại muốn có những biến đổi, cải cách để hoàn hảo hơn, nhưng nó cần một số lượng ngân sách lớn như vậy để làm gì. Nó có vào công việc riêng cho những nhà lãnh đạo hay không? Cơ quan chức năng sẽ làm rõ vụ việc này.
Trả lờiXóaNgành giáo dục có vai trò rất nghiêm trọng trong bộ máy nhà nước, là cái nôi nuôi dưỡng những nhân tài phục vụ đất nước, đầu tư cải cách cho ngành giáo dục để ngày một hoàn thiện hơn là một điều hoàn toàn bình thường. Nhưng có vẻ con số lần này đưa ra quá lớn làm cho nhân dân có nhiều thắc mắc. Những nhà lãnh đạo sẽ giải đáp những thắc mắc để cho nhân dân không bị mất niềm tin vào bộ máy nhà nước.
Trả lờiXóaGiáo dục có vai trò vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước. Việt Nam đang trên đà phát triển, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, tuy nhiên Nhà nước cũng đã rất chú trọng quan tâm đến giáo dục nước nhà vì "hiền tài là nguyên khí của quốc gia". 34.000 tỷ đồng nếu được chi chính đáng để giải quyết những công việc cần thiết, hợp lý thì không có gì là đáng ngại cả.
Trả lờiXóa"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" đầu tư cho nền giáo dục nước nhà là hợp lý và cần thiết, vì sự phát triển lâu dài của đất nước, vì tương lai của đất nước. Thực tế Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến phát triển nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục phổ thông. Trong những năm qua, nền giáo dục nước nhà cũng không phải không có những thành tựu, tuy nhiên vẫn phải quan tâm hơn nữa đến nền giáo dục Việt Nam. Đầu tư cho giáo dục không bao giờ là thừa, nhưng phải đầu tư chính đáng.
Trả lờiXóaĐầu tư cho giáo dục chưa bao giờ là thừa, chưa bao giờ là sai cả, nhưng vấn đề là đầu tư ra sao và làm như thế nào. Đầu tư 34.000 tỷ cho giáo dục sẽ rất chính đáng nếu nó được đầu tư hợp lý và đúng đắn, nó sẽ không chính đáng nếu ta làm sai. Nếu cần thiết cho sự phát triển của nền giáo dục nước nhà thì 34.000 tỷ không phải là đắt. Hy vọng các cơ quan chức năng và đặc biệt là Bộ giáo dục và đào tạo có thể đáp ứng được mong mỏi của quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóaViệc đầu tư phát triển giáo dục là chuyện cần nên làm , nhưng không nên lãng phí ,phải tính toán suy xét thật kĩ trước khi đầu tư ,không nên đầu tư tràn lan , đầu tư một cách thái quá ,không phù hợp . Tôi mong các cơ quan chức năng và quan trọng nhất là bộ giáo dục và đào tạo sẽ có những giải pháp tốt.
Trả lờiXóaTheo tôi thì việc đầu tư vào giáo dục thì không bao giờ là muộn và là thừa cả ,vì đó là cả một tương lai của đất nước ,muốn đất nước phát triển thì việc phát triển giáo dục là điều không thể thiếu .Với số tiền đó để đầu tư vào giáo dục thì cũng không phải không đúng ,nhưng phải đầu tư thế nào cho phù hợp ,tránh lãng phí là được .
Trả lờiXóa34.000 tỷ đồng làm gì lại có con số lớn đến vậy chứ ,đầu tư và giáo dục là chuyện nên làm nhưng với một con số lớn như vậy là không thể tưởng tượng được , phải biết suy xét đến nền kinh tế nước ta ,khi phải chi ra một số tiền lớn như vậy để đầu tư vào giáo dục ,nên tính toán rõ ràng hơn nữa ,tránh xảy ra tình trạng lãng phí.
Trả lờiXóaNgành giáo dục có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển đất nước giúp đất nước đổi mới hơn, là cái nôi nuôi dưỡng những nhân tài phục vụ đất nước, đầu tư cải cách cho ngành giáo dục để ngày một hoàn thiện và phát triển hơn là một cách đáng được thực hiện .Hy vọng các nhà chức trách sẽ giải quyết những vấn đề để tiếp tục đầu tư cho giáo dục.
Trả lờiXóa