Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Không nên để công an điều tra được quyền bắt người

Không nên để công an điều tra được quyền bắt người
7.2.2015


LS Ngô Ngọc Trai - Liên quan đến vụ việc chai nước có ruồi, nhiều ý kiến chê trách cách hành xử của tập đoàn Tân Hiệp Phát đã báo công an bắt giữ một khách hàng là người sử dụng sản phẩm của hãng.


Đây là sự vụ lùm xùm đã được nhiều chuyên gia pháp lý nêu ý kiến, có người cho rằng đây là hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản, có người cho rằng đây chỉ là quan hệ pháp luật dân sự không phải tội phạm.

Tôi thì thấy rằng qua sự việc này không nên quy định cho phép cơ quan công an điều tra được quyền bắt người.

Quy định hiện tại

Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định cho phép cơ quan công an điều tra sau khi tiếp nhận tin báo tội phạm thì được quyền ra lệnh bắt khẩn cấp. Sau khi bắt cơ quan điều tra phải báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn, Viện kiểm sát phải trả lời có đồng ý với việc bắt hay không, nếu không đồng ý thì cơ quan bắt người phải trả tự do ngay cho người bị bắt.
Việc bắt giam giữ người là một biện pháp ngăn chặn mục đích nhằm ngăn ngừa nghi can bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc tiêu hủy chứng cứ. Nhưng thực tế lâu nay việc bắt giam giữ người đã vượt quá mục đích ý nghĩa đơn thuần chỉ là một biện pháp ngăn chặn.

Chúng ta biết rằng nghi can mặc dù bị bắt nhưng vẫn chưa bị coi là tội phạm. Luật đã quy định rằng không ai bị coi là tội phạm và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy mặc dù bị bắt và bị hạn chế quyền tự do đi lại, nhưng các quyền tự do dân sinh khác của người bị bắt vẫn còn, ví như quyền được đọc sách báo, xem ti vi, thăm gặp người thân, ăn uống đủ dinh dưỡng, không bị đánh đập bởi người khác…

Vậy sau khi bị bắt, người bị bắt có được đảm bảo các điều kiện đời sống dân sinh bình thường hay không?
Nhưng thực tế lâu nay có một vấn đề rất nghiêm trọng đó là điều kiện giam giữ người ở Việt Nam tệ hại khiến cho người bị giam giữ chịu sự khổ cực về tinh thần và thể xác.
Việc bắt người vốn dĩ chỉ tước đi quyền tự do đi lại của công dân song không chỉ đơn thuần như vậy, do đặc thù điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam người bị bắt lại bị tước đi hầu như hết các quyền dân sự, quyền con người bị xâm hại nặng nề khi sống trong điều kiện giam giữ mà mọi thông số chỉ tiêu giá trị đều ở mức rất thấp.
Một ví dụ là mấy năm trước tôi bảo vệ cho một người bị bắt giam ở trại tạm giam số 3 nằm trên đường cầu Bươu thuộc Hà Đông, Hà Nội. Một lần vào lấy lời khai thấy chòm râu cứng của người đó được chia làm hai nửa, một bên rất dài cứng còn một bên lại trụi nhẵn. Hỏi ra thì được biết suốt ngày người đó bị mấy người giam giữ cùng phòng đè ra nhổ râu giải trí cho đỡ buồn.
Điều đó là ví dụ giúp hình dung cho thấy tình trạng điều kiện sức khỏe của người bị giam giữ bị xâm hại như thế nào.
Còn theo một bài báo mới đây trên báo Đất Việt có tiêu đề ‘Tội phạm tăng nhanh hơn dân số, thiếu hàng ngàn chỗ giam’, bài báo đưa số liệu rằng so với quy mô đã được phê duyệt, các trại tạm giam còn thiếu hơn 14.000 chỗ (tiêu chuẩn mỗi chỗ 2m2), tạm giữ thiếu hơn 12.000 chỗ.
Bắt nhiều nên thiếu chỗ giam
Số liệu về việc thiếu chỗ giam giữ người có thể hiểu một phần nguyên nhân vì số lượng người có hành vi phạm tội quá nhiều, đó là minh chứng cho sự đổ vỡ của các chuẩn mực giá trị đạo lý. Nhưng mặt khác cũng cần đặt ra vấn đề xem xét lại việc bắt giam giữ lâu nay liệu đã đúng đắn hợp lý hay chưa?
Phải chăng có việc bắt giam giữ cẩu thả bừa bãi, nhiều trường hợp không cần thiết bắt cũng bắt, và tại sao lại để cơ quan công an điều tra được quyền bắt người?
Chúng ta biết rằng công an điều tra là lực lượng chiến đấu có chức năng nhiệm vụ phòng chống tội phạm, ở họ mang nặng tâm lý trạng thái triệt tiêu phòng ngừa. Nghề nghiệp của họ ít đòi hỏi sự suy xét công tâm khách quan để cân nhắc sự cần thiết xác đáng hay không trong việc bắt giam giữ, cái có ở nghề nghiệp của các thẩm phán.
Trước mỗi sự việc còn chưa rõ ràng lý do cần bắt hay không, nếu quyền bắt thuộc cơ quan công an thì họ sẽ có ngay quan điểm là cần bắt, điều này có nguyên nhân từ tâm lý trạng thái nhận thức nghề nghiệp.
Mặt khác pháp luật quy định rằng trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, có nghĩa là nếu không chứng minh được tội phạm thì họ phải chịu trách nhiệm nào đó.
Cho nên đương nhiên dễ hiểu là cơ quan điều tra sẽ có xu hướng tìm giải pháp để hoàn tất cho được trách nhiệm của mình và giải pháp chính là quyền được bắt người.
Có thể nói quyền được bắt người là ‘phép mầu’ giúp làm ‘nhẹ gánh’ đi trách nhiệm chứng minh tội phạm.
Cho nên cái trách nhiệm chứng minh tội phạm mà lại đi kèm với cái quyền được bắt người thì còn gì nữa mà khó hiểu cho việc thiếu chỗ giam giữ.
Cần sửa luật
Bộ luật tố tụng hình sự đang được rà soát sửa đổi nên quy định rằng quyền quyết định bắt giam giữ phải thuộc về tòa án, cơ quan điều tra muốn bắt người thì phải chứng minh thuyết phục được thẩm phán về sự cần thiết và đưa ra các lý do xác đáng.
Khi xem một số bộ phim hình sự của nước ngoài đôi khi chúng ta thấy trong nội dung phim nhiều người phải vất vả lắm mới xin được ‘trát’ bắt của tòa.
Sự suy xét cẩn trọng của tòa án là bờ đê bảo vệ các quyền công dân, ngăn ngừa bạo quyền, cái mà nền tư pháp hình sự của ta còn mang nặng.
Cân nhắc quyết định bắt người điều này cũng nằm trong chức năng xét xử phán quyết của tòa án. Tức là cân nhắc xem liệu đã cần thiết hay chưa trong việc tước đi một số quyền tự do của công dân.
Chúng ta cần học hỏi nước ngoài về chế định bắt người. Hai nước gần gũi với ta là Hàn Quốc và Nhật Bản đều quy định quyền bắt người thuộc về tòa án.
Hiến pháp Hàn Quốc viết rằng: Trong trường hợp bắt, giam giữ, tịch thu tài sản hoặc khám xét thì cần phải có lệnh của thẩm phán thông qua các thủ tục luật định và bất kỳ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ đều có quyền yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của việc bắt hoặc giam giữ.
Hiến pháp Nhật Bản viết rằng: Không bai bị bắt bớ mà không có sự cho phép của tòa án trong đó chỉ rõ hành vi phạm tội trừ trường hợp đương sự bị bắt quả tang.
Một thí dụ điển hình
Trong vụ chai nước có ruồi ngấp nghé giữa hành vi phạm tội cưỡng đoạt tài sản và quan hệ pháp luật dân sự, nếu quyền bắt thuộc tòa án quyết định thì họ sẽ nhìn sự việc dưới hai góc độ và cân nhắc có nên bắt hay không.
Để xét cơ sở hợp lý cho việc bắt cũng không khó gì, chỉ cần làm rõ vài vấn đề: Ông Võ Văn Minh người bị bắt là chủ quán ăn uống có nhân thân rõ ràng liệu ông có bỏ trốn không? Ông sẽ bỏ trốn hay công khai đấu tranh chứng minh Tân Hiệp Phát sai và bảo vệ yêu cầu của mình?
Liệu ông có tiếp tục phạm tội không, chẳng lẽ ông lại tiếp tục đi tống tiền người khác hay đi cướp? Liệu ông Minh có tiêu hủy chứng cứ nào không, chai nước có ruồi thì đã bị cơ quan chức năng thu giữ rồi, mà nếu không thu giữ thì ông Minh cũng giữ lại để làm bằng chứng bảo vệ mình chứ đời nào ông tiêu hủy.
Như thế có thể thấy không có lý do xác đáng nào cho việc bắt giam, nhưng thực tế ông đã bị bắt. Vì lý do rằng quyền bắt người nằm trong tay cơ quan công an điều tra chứ không phải tòa án.

LS Ngô Ngọc Trai
Theo FB Ls Ngô Ngọc Trai

12 nhận xét:

  1. Tại sao Công an cần có trách nhiệm phải bắt người?
    Nếu không có một lực lượng trấn áp ở xã hội, thì ra đường, có khác gì xóm nhà lá? tội phạm ngang nhiên đi giữa đường, cướp giật, hay vài vụ ABC,,,diễn ra. Câu hỏi đặt ra khi này là: Mỗi người lo cho chính mình, thì còn đâu xã hội chung, cái gì sẽ đảm bảo cho kinh tế?
    Đặt ngược lại vấn đề để thấy, nội dung mà bạn đưa ra đã không được chính xác rồi.

    Trả lờiXóa
  2. Chẳng hiểu tác giả muốn gì khi mà hắn nói ra một câu vớ vẩn như vậy. "Không nên để công an điều tra được quyền bắt người"
    thế thì để cho lũ tội phạm nó tự tung tự tác à. Công an và đặc biệt là lực lượng điều tra là người thực thi pháp luật nên việc tạm giam, tạm giữ là điều tất yếu trong điều tra làm sáng tỏ vụ án. Nếu muốn Công an điều tra không bắt người thì các ông sang các nước khác thử giở những luận điệu như thế này xem họ có bảo bị vấn đề về thần kinh không. Đúng là bọn rỗi hơi hết trò.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Nguyễn Tuấn nói đúng"không nên....tự tung tự tác à,nhưng khổ nỗi chính những thằng Côn an lính của Trùm khủng bố Trần Đại Quang lại là những thằng như thế tự tung tự tác

      Xóa
    2. cái gì ai là trùm khủng bố, bố cái đê ma ma nhà mày ấy, cứ suốt ngày chửi rủa người khác, người ta đang hoàng chính trực ấy vậy mà chúng mày chỉ có nghĩ đến việc bôi nhọ hình ảnh của họ mà thôi, Ông Quang làm gì có nên tôi tình mà chúng mày có thể nói xấu những cán bộ trung thành với đảng với nhà nước ta như vậy được

      Xóa
  3. Thằng Nguyễn Tuân 23:23 ngu thiệt,mầy là lính của giặc Tàu xâm lược hả ???

    Trả lờiXóa
  4. Tôi nhất chí với tác giả người chưa bị tòa tuyên án là chưa phải là người phạm tội theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, luật quy định như vậy cũng là biện pháp cần thiết để người nghi là phạm tội không chạy trốn và là biện pháp cần thiết để tiến hành các biện pháp điều tra được tốt nhất. Còn về điều kiện của trại nơi giam giữ, xin thưa tác giả nhập gia tùy tục, nước ta còn nghèo không thể đi so sánh với nước phát triển phương tây về cơ sở vật chất kỹ thuật được. Hơn nữa, tuy không có đủ điều kiện để làm việc đó nhưng người thi hành pháp luật luôn vì quyền lợi cao nhất của người dân như vậy văn minh hơn nhiều nước trên thế giới!

    Trả lờiXóa
  5. tác giả xem phim nước ngoài thấy thế, tôi xem phim nước ngoài thì toàn thấy cảnh sát nước người ta, dùng súng như đồ chơi, thích là bắn, bắn bừa bắn bãi tội phạm, thậm chí là người dân thường, ngoài đời thực cũng như vậy, có chăng sự xin phép lệnh bắt ở đây toàn là bắt những người có thế lực ngầm, quan hệ này nọ nọ kia với cả chính quyền mà thôi. Đâu có như ở nước ta.

    Trả lờiXóa
  6. Đúng là người viết ra bài viết trên chẳng hieur gì pháp luật mà cũng đòi viết chúng ta biết là công an được Nhà Nước chao quyền là lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ nhân dân trấn áp tội phạm nếu bây giờ công an mà không bắt tội phạm về để điều tra xét xử thì ai sẽ làm công lý sẽ đi đâu cho nên chúng ta không nên tin những luận điệu trên tôi nghĩ người viết ra bài viết trên cũng đang bị công an truy nã nên mới viết ra bài viết này nhằm trốn tội.

    Trả lờiXóa
  7. Cái lý do mà tác giả đưa ra nhằm chứng minh cho cái lời nói của mình là không nên cho cảnh sát điều tra bắt người rất là vớ vẩn và thực sự vô lý, không thể chấp nhận được, nói chung tác giả là thằng bố láo. chuyên nói nhảm. Yêu cầu tác giả không nên phát biểu vớ vẩn như thế này nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hết cơ quan chức năng rồi bây giờ đến công an nhân dân , lũ rận chủ này cũng có nhều thứ để viết đây mà, cái gì mà công an điều tra không được quyền bắt người ờ đi trên đường gặp thằng giết người đang chạy trốn rồi chắc phải chạy về báo với đơn vị là có người giết người đang bỏ trốn rồi xin giấy cho tôi được phép đi bắt nhé hay vãi nồi ra ấy

      Xóa
  8. tác giả muốn gì khi mà hắn nói ra một câu vớ vẩn như vậy. "Không nên để công an điều tra được quyền bắt người"
    thế thì để cho lũ tội phạm nó tự tung tự tác à. Công an và đặc biệt là lực lượng điều tra là người thực thi pháp luật nên việc tạm giam, tạm giữ là điều tất yếu trong điều tra làm sáng tỏ vụ án. Nếu muốn Công an điều tra không bắt người thì các ông sang các nước khác thử giở những luận điệu như thế này xem họ có bảo bị vấn đề về thần kinh không

    Trả lờiXóa
  9. Không để cho công an điều tra bắt người, nói thế mà cũng nói được, bộ luật đã quy định là tùy những trường hợp mới được quyền bắt người, không có hà cớ gì mà cơ quan điều tra lại tự nhiên đi bắt người vô tội cả, các ông cứ tưởng bắt người là dễ ấy, cứ như kiểu thích bắt ai là bắt, nhà giam thì cũng hạn chế rồi nên đừng có dại bắt người bừa bãi rồi mang họa vào thân thôi mà

    Trả lờiXóa