Vụ “quan” xã “ăn” đất, tiền: Đất dân khai hoang bỗng thành đất của “quan”
Bà Lê Thị Ánh tố cáo việc mình bị ông Võ Công Nhơn chiếm đất vô cớ với PV Lao Động. Ảnh: Đ.K
Ngoài việc buộc dân chung chi “tiền bút mực”, nộp đất mới chịu ký xác nhận khi làm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) như báo Lao Động đã phản ánh, ông Võ Công Nhơn - Bí thư xã Lộc Sơn (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) còn bị dân tố cáo cậy thế, cậy quyền lấy đất của họ đem bán cho người khác.
Mất đất vô cớ
Theo đơn tố cáo của vợ chồng ông Trần Duy Địch (44 tuổi), bà Lê Thị Ánh (41 tuổi, trú tại thôn Vinh Sơn, xã Lộc Sơn) gửi đến Báo Lao Động, năm 2003, ông Địch gửi đơn lên HTX Nam Sơn (xã Lộc Sơn) xin khai hoang đất tại khu vực khe suối ở dọc tỉnh lộ 14 để trồng rừng. Ông Nguyễn Hữu Thoan - Chủ nhiệm HTX Nam Sơn, đã bút phê đồng ý, ký tên đóng dấu vào đơn. Sau đó, vợ chồng ông Địch khai hoang 0,8ha đất và trồng cây keo nguyên liệu giấy. Trong quá trình canh tác, vợ chồng ông Địch nhiều lần làm đơn gửi UBND xã Lộc Sơn xin xác nhận để Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phú Lộc cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, chính quyền xã Lộc Sơn không chịu xác nhận. “Năm 2007, cán bộ tài nguyên môi trường huyện về đo đạc khu đất của vợ chồng tui và cấp sổ đỏ cho ông Nhơn. Lúc đầu, vợ chồng tui lên năn nỉ xin lại, nhưng ông Nhơn không đồng ý. Không thể mất đất vô lý vậy được nên vợ chồng tui tiếp tục trồng”, bà Ánh bức xúc nói.
Vậy nhưng, vào tháng 11.2012, khi vợ chồng ông Địch khai thác cây keo vụ thứ 2 thì ông Võ Công Nhơn cho CA xã vào đình chỉ, lập biên bản cấm không được khai thác. Quá bất bình, vợ chồng ông Địch gửi đơn phản ánh sự việc lên huyện Phú Lộc. “Ông Nhơn biết tin tui gửi đơn đã vô nhà thuyết phục nên rút đơn, nhưng vợ chồng tui dứt khoát không rút. Sau khi khai thác keo, vợ chồng tui vô trồng đợt mới thì ông Phạm Thành Lân vô cấm. Ông Lân nói phần đất đã được ông Nhơn bán lại”, bà Ánh nói tiếp.
Huyện vào cuộc và im lặng
Bà Ánh nói rằng nhiều năm qua, do bị ông Lân ngăn cản việc trồng và khai thác rừng. “Ngoài 0,8ha đất trồng keo đó, vợ chồng tui không có chi cả. Mất đi sẽ không biết lấy gì nuôi 5 đứa con nhỏ dại. Vợ chồng tui phải đấu tranh đến cùng để giữ đất”, bà Ánh nói. Từ năm 2012 đến nay, vợ chồng bà Ánh gửi đơn đến các cơ quan chức năng huyện Phú Lộc nhưng chưa được giải quyết. “Vợ chồng tui đã từng làm đơn kêu cứu gửi lên ông Bí thư Huyện ủy Phú Lộc. Huyện cử đoàn kiểm tra về làm việc. Họ hỏi, ghi chép tỉ mỉ và hứa sẽ xem xét giải quyết, nhưng rồi ai về nhà nấy và sự việc im lặng cho đến tận bây giờ”, bà Ánh cho biết.
Ông Võ Công Nhơn cho rằng mình không liên quan đến đất rừng của vợ chồng ông Địch, bà Ánh. Theo ông Nhơn thì vụ việc đó đã được Uỷ ban Kiểm tra Huyện ủy Phú Lộc giải quyết xong cách nay 3-4 năm. Tuy nhiên, ông Nhơn lại nói: “Rừng vợ chồng ông Địch làm mô thì không biết, nhưng chừ thành rừng của người khác rồi, không phải của tui nữa” -Phạm Thành Lân (thôn Xuân Sơn, xã Lộc Sơn) khẳng định với PV Lao Động rằng phần đất 0,8ha của vợ chồng ông Địch, bà Ánh là của ông Nhơn bán cho mình cách đây 5 năm.
Báo Lao Động số 259 ra ngày 5.11.2014 đăng tải bài viết “Quan đầu xã” trắng trợn “ăn” đất, tiền của dân phản ánh việc ông Võ Công Nhơn - Bí thư xã Lộc Sơn buộc dân chung chi “tiền bút mực”, chia đất mới chịu ký xác nhận khi tiến hành các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vấn đề Lao Động nêu đang được các cơ quan chức trách vào cuộc làm rõ.
Tôi nghĩ là không có chuyện đó đâu vì thứ nhất là nếu người dân có giấy đang ký quyền sử dụng đất chứng minh mảnh đất đó là thuộc quyền sử dụng của mình thì không bao giờ chính quyền dám lấy vì đã có giấy chững nhậ rồi thứ hai là nếu người dân không có giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó thì mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng của Nhà Nước thì chính quyền có thể lấy và bán cho người cần sử dụng và tôi nghĩ trong trường hợp trên sẽ là trường hợp thứ hai và chính quyền không bao giờ lấy đất của nhân dân cả.
Trả lờiXóaCòn kêu oan chi nữa vậy ? Đất mà không có chứng nhận sử dụng đất mà chỉ là đất hoang được gia đình khai hoang rồi sử dụng một cách trái pháp ,không được chính quyền địa phương cấp phép thì đúng là bị thu hồi rồi ,còn sự việc trên thì chắc lại được tạo dựng lên cả mà thôi.
XóaĐây hình như là bài báo được copy lại từ báo lao động nên có lẽ sự việc được phản ánh trong đó là đúng sự thật và có phần đáng tin hơn là những bài viết tự biên tự diễn, tự sáng tác của tập thể các admin của trang này, nhưng theo đúng như những gì bài viết trên tường thuật thì trường hợp của vợ chồng ông Trần Huy Địch là một trường hợp mà cả hai bên đều có phần sai. Nhưng cái sai thứ nhất chính lại thuộc về gia đình vợ chồng ông Địch
Trả lờiXóaĐó là theo quy định của pháp luật thì việc khai hoang lấy đất với mục đích trồng cây nguyên liệu thì phải được sự cho phép của chính quyền từ cấp xã trở lên, ở đây chính là chủ tịch ủy ban nhân dân xã Lộc Sơn, còn sự cho phép của chủ nghiệm hợp tác xã chưa đủ, tức là khi gia đình ông bà chưa được sự cho phép thì cần phải đợi đến khi chủ tịch ủy ban kí xác nhận thì mới được phép thực hiện việc khai hoang và sử dụng đất
Trả lờiXóaVấn đề là mảnh đất đó là đất hoang ,và việc gia đình ông Địch khai hoang dùng đất đó là đất trồng trọt thì phải được sự đồng ý của cơ quan ban nghành có chức năng ,không được tự ý làm như vậy .Nên mới có sự việc chính quyền thu hồi đất đó của gia đình ông ,vậy là đúng rồi còn chi nữa .
XóaNhưng vào thời điểm đó chưa được cho phép đầy đủ mà gia đình ông Địch đã cố tình khai hoang và trồng cây trên diện tích đất chưa được chính quyền xã đồng ý thì như thế rõ ràng là sai quy định, đúng là ông Nhơn hoàn toàn có quyền dùng các biện pháp để ngăn chặn việc gia đình bà tự ý sử dụng đất sai quy định bằng việc đề nghị công an xã ngăn cản gia đình bà. Còn việc ông ta không cấp giấy phép cho nhà bà nếu không đưa ra được lí do nào chính đáng thì cũng là sai quy định
Trả lờiXóaVấn đề này gia đình ông Địch cần làm rõ, hỏi rõ cơ quan chức năng, lí do vì sao họ không được khai hoang và sử dụng đất, và có lẽ việc mảnh đất này sau đó lại được sở tài nguyên môi trường cấp cho ông Nhơn thì ông bà cũng phải hỏi rõ lí do tại sao lại cấp sổ đỏ cho ông Nhơn chứ không phải gia đình ông bà. Trong mọi trường hợp, khi thấy bản thân mình bị cơ quan nhà nước quyết định không công bằng, mọi công dân hoàn toàn có quyền làm rõ vấn đề
Trả lờiXóaCơ quan chức năng trong phạm vi cho phép phải làm rõ vấn đề của bà con, nhưng rõ ràng trước hết trong vấn đề này thì gia đình bà đã sai đầu tiên khi đất chưa được cấp phép mà đã khai hoang và sử dụng. Đối với những người dân khác cũng nên rút kinh nghiệm điều này, để tránh trường hợp như nhà ông Địch, khi đã bỏ công ra khai hoang, chăm sóc khu đất và trồng cây thu hoạch trên đó rồi đến khi chính quyền họ không cho tiếp tục vì chưa có giấy phép thì thành ra mâu thuẫn với nhau
Trả lờiXóa