Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Quan chức Hoàn Kiếm Hà nội tiếp tay cho doanh nghiệp lừa dân.

Vụ lừa đảo giãn dân phố cổ: người dân "khóc ròng" trước số tiền hơn 100 tỷ "bặt vô âm tín"

Dân trí Lợi dụng chủ trương thực hiện dự án giãn dân phố cổ Hà Nội, Tổng giám đốc Công ty Hồng Hà cùng đồng bọn đã dùng chiêu trò lừa nhận đặt cọc của 146 người chiếm đoạt gần 137 tỷ đồng. Sau bản án phúc thẩm, mức án dành cho các bị cáo được tòa tuyên phạt nhưng hơn 100 người dân thất thần trước trước số tiền hơn 100 tỷ "bặt vô âm tín".

Liên quan đến vụ lừa đảo trong dự án giãn dân phố cổ, 4 bị cáo bị được đưa ra xét xử gồm: Trần Ứng Thanh, sinh năm 1947, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng & xuất nhập khẩu Hồng Hà, gọi tắt là Công ty Hồng Hà; Nguyễn Đức Lợi, sinh năm 1955, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển kinh tế Hà Nội, gọi tắt là Công ty Hà Nội; Nguyễn Quốc Xương, sinh năm 1958, nguyên Phó Giám đốc Công ty Hồng Hà và Nguyễn Đức Thắng, sinh năm 1950, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội.
Các bị cáo lừa hơn 100 tỷ của người dân lĩnh án.
Các bị cáo lừa hơn 100 tỷ của người dân lĩnh án.
Thực hiện chủ trương giãn dân phố cổ của Thành ủy - UBND TP. Hà Nội, ngày 14/6/2000, UBND TP Hà Nội ban hành Văn bản số 1373/UB-XDĐT, giao UBND quận Hoàn Kiếm làm Chủ đầu tư dự án “Giãn dân phố cổ” tại Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội). Theo quy hoạch, dự án triển khai trên tổng diện tích 11,12ha tại Khu đô thị Việt Hưng, với khoảng 1.530 căn hộ phục vụ việc di dời.
Sau khi UBND TP Hà Nội và các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, nghiên cứu, thẩm định dự án. Ngày 23.8.2010, UBND quận Hoàn Kiếm ký Quyết định số 1917/QĐ-UBND giao Cty CP Vật liệu xây dựng và XNK Hồng Hà (gọi tắt là Cty Hồng Hà) thu xếp vốn, chuẩn bị xây dựng nhà ở giãn dân.
Trong quá trình nghiên cứu dự án, các phòng chức năng quận Hoàn Kiếm phát hiện Cty Hồng Hà rao bán căn hộ thuộc dự án khi dự án chưa được phê duyệt. Ngày 8/9/2010, UBND quận Hoàn Kiếm yêu cầu lãnh đạo Cty Hồng Hà lên làm việc, có văn bản yêu cầu Công ty giải trình việc rao bán căn hộ, đồng thời yêu cầu Cty chấm dứt việc rao bán các căn hộ, bởi dự án chưa được phê duyệt theo trình tự.
Ngày 14/12/2010, UBND TP Hà Nội có công văn số 6151/VP-GT gửi UBND quận Hoàn Kiếm và Cty Hồng Hà, yêu cầu Công ty Hồng Hà làm việc với quận Hoàn Kiếm và các Sở, Ngành liên quan để được hướng dẫn thực hiện theo quy định và báo cáo UBND Thành phố. Tuy nhiên, Cty Hồng Hà đã không thực hiện việc chuẩn bị đầu tư theo quy định, tiếp tục có hành vi rao bán căn hộ nằm trong dự án.
Các bị cáo lừa hơn 100 tỷ của người dân lĩnh án.
UBND quận Hoàn Kiếm giao Công ty Hồng Hà thu xếp nguồn vốn, chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở.
Ngày 18/3/2011, UBND quận Hoàn Kiếm thông báo chấm dứt việc nghiên cứu, lập dự án giãn dân phố cổ đối với Cty Hồng Hà.
Tuy nhiên, từ ngày 1/9/2010 đến 22/4/2011, sau khi quận Hoàn Kiếm phát hiện sự việc và có văn bản thông báo hủy bỏ văn bản 592, Công ty Hồng Hà đã kí HĐ góp vốn với 40 khách hàng và ngấm ngầm ký hợp đồng, phụ lục HĐ, nhận đặt cọc với 104 lượt người. Tính tổng đến ngày 28/5/2012 là 144 lượt người góp vốn với số tiền hơn 169 tỷ đồng…
Trước hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Ngày 26.9.2012, Cơ quan CSĐT tiến hành bắt tạm giam ông Trần Ứng Thanh - nguyên TGĐ Cty Hồng Hà và đồng phạm khác gồm: Nguyễn Quốc Xương (1958), Nguyễn Đức Thắng (1950), Nguyễn Đức Lợi (1955), đều nguyên là Phó TGĐ Cty Hồng Hà về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án, Toà xác định, số tiền chiếm đoạt của các bị cáo quá lớn, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội. Trong vụ án, toà xác định ông Thắng chủ mưu ngang với vai trò của bị cáo Thanh nên phải nhận tù chung thân; Lợi 18 năm, Xương 13 năm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong khi mức án của các bị cáo đã được định đoạt thì hơn 100 người dân còn ngơ ngác trước số tiền hơn 100 tỷ đồng bị lừa đảo đã "bặt vô âm tín".
Nhiều người dân tham gia ký hợp đồng mua căn hộ bức xúc về tư cách tham gia tố tụng của họ. Các luật sư bào chữa cho 70/144 bị hại cho rằng: Những người dân ký hợp đồng góp vốn, đặt cọc, mua bán căn hộ với Công ty Hồng Hà là hợp pháp, họ ký với những người có trách nhiệm trong công ty, có hóa đơn, chứng từ, có đóng dấu của công ty. Chính vì thế trong vụ án này những khách hàng phải được xác định tư cách là nguyên đơn dân sự, còn Công ty Hồng Hà là bị đơn dân sự, chứ không phải là bị hại của những bị cáo đang bị truy tố.
Anh Thế

8 nhận xét:

  1. Tôi cũng từng biết qua dự án giãn dân phố cổ do thành ủy Hà Nội tổ chức những tôi không nghĩ có sai phạm xảy ra như thế này nếu thật sự có sai phạm xảy ra thực sự đây là lấy việc công để chuộc lợi về cho bản thân chúng ta cần nghiêm khắc kỷ luật kiểm điểm những sai phạm diễn ra vì đây là dự án phục vụ dân cư mà lại đi tham nhũng để lấy lợi nên chúng ta cần kiểm tra và làm rõ vụ việc và có những biện pháp xử lý cho phù hợp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vớ vẩn thật đó ? không thể hiểu nổi vào những bài viết lá cái kiểu như thế này rồi ,thích viết gì thì viết nói gì thì nói cũng được .Không nên đưa ra nhận định theo cảm tính như thế được nhất là khi không có một dòng nào nội dung giống như trong nhận xét tiêu đề bài viết. Kỳ lạ cho lối hành văn chẳng giống ai thế này!

      Xóa
  2. Cơ quan điều tra đã thật sự nhạy bén trong việc phát hiện những sai phạm của Trần Ứng Thanh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng & xuất nhập khẩu Hồng Hà và những tên khác từ đó đã hạn chế được thiệt hại cho những người dân tham gia ký kết hợp đồng. Trong vụ án này mức án và hình thức xử lý mà Tòa án uyên là hoàn toàn hợp lý và nhận được sự ủng hộ của người dân. Cơ quan Công an đã thể hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại là những nội dung vớ vẩn hoàn toàn sai sự thật và chẳng có một căn cứ chứng minh nào hết . Không nên đưa ra nhận định theo cảm tính như thế được nhất là khi không có một dòng nào nội dung giống như trong nhận xét tiêu đề bài viết. Kỳ lạ cho lối hành văn chẳng giống ai thế này!

      Xóa
  3. Cơ quan điều tra đã thật sự nhạy bén trong việc phát hiện những sai phạm của Trần Ứng Thanh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng & xuất nhập khẩu Hồng Hà và những tên khác từ đó đã hạn chế được thiệt hại cho những người dân tham gia ký kết hợp đồng. Trong vụ án này mức án và hình thức xử lý mà Tòa án uyên là hoàn toàn hợp lý và nhận được sự ủng hộ của người dân. Cơ quan Công an đã thể hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình.

    Trả lờiXóa
  4. trên 100 tỷ đi về đâu hỏi ông Nghị và đám đàn em thân tín của hắn,chắc chắn Trọng Lú cùng bộ sậu đảng cộng sản Ba Đình đều có phần, không biết trùm khủng bố Trần Đại Quang có dám vào cuộc không hay "Còn Đảng Còn Mình"

    Trả lờiXóa
  5. Chúng ta đều biết Việc đáp ứng được chỗ ở mới cho người dân sau khi giải phóng mặt bằng là rất cần thiết nên thành ủy Hà Nội mới tổ chức cho xây những căn hộ này để cho người dân tái định cư nhưng nếu trong dự án này có sai phạm thật thì đó là những chủ đầu tư tự gây ra nên chúng ta cần phải nghiêm khắc kiểm điểm và kỷ luật những người đã làm sai còn trong chuyện này tôi thấy những vị lãnh đạo của thành ủy Hà Nội cũng rất muốn đem lại cuộc sống tốt cho người dân nên họ sẽ không tiếp tây cho những hành động này như bài viết trên nói.

    Trả lờiXóa
  6. Xin hỏi tác giả chính quyền tiếp tay ở đâu vậy? Tiếp tay mà lại đưa vụ án ra xét xử công khai như vậy sao không hiểu đầu óc người trích dẫn nội dung một đằng như đặt tên một cách khác nhằm thu hút người đọc như thế này quá. Không nên đưa ra nhận định theo cảm tính như thế được nhất là khi không có một dòng nào nội dung giống như trong nhận xét tiêu đề bài viết. Kỳ lạ cho lối hành văn chẳng giống ai thế này!

    Trả lờiXóa