Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Bóp méo và đánh lận - Nguyễn Thế Thảo có chơi đểu Thủ tướng ?

  Bóp méo và đánh lận?
Blogger Nguyễn Ngọc Già,
2014-05-18
Đã rất cấp thiết để vạch ra những hành vi bóp méo và đánh lận của các tổ chức và cá nhân hiện nay. Dù vô tình hay hữu ý, những ý nghĩa này đang tiếp tay cho việc phá hoại Việt Nam nói chung cũng như các cuộc biểu tình ôn hòa nói riêng.

Chủ tịch UBNDTP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bóp méo?
Trong bản tin của Cổng thông tin điều hành thuộc UBNDTP. Hà Nội cho biết [1]: "Ngày 16/05/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo ký ban hành Công điện số 07/CĐ-UBND về việc đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô", trong bài viết có kèm tập tin định dạng PDF. Theo đó, nội dung của tập tin do chính ông Nguyễn Thế Thảo ký ban hành, có nội dung (trích): "...Các cấp, các ngành chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân KHÔNG tham gia tuần hành biểu tình..." (hết trích)
Công điện của ông Nguyễn Thế Thảo ký căn cứ theo Công điện của Thủ tướng Chính phủ, mang số 697/CĐ-TTg làm tại Hà Nội vào ngày 15/05/2014, với tiêu đề "về việc đảm bảo an ninh trật tự" [2], trong đó có nội dung "yêu cầu và giao nhiệm vụ" (trích):
"...Tuyên truyền vận động nhân dân không có những hành động vi phạm pháp luật, không nghe theo kẻ xấu, cùng nhau giữ gìn an ninh trật tự, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống và góp phần cùng cả nước bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc theo đúng luật pháp của nước ta và luật pháp quốc tế..." (hết trích).
So sánh Công điện của Thủ tướng với Công điện của Chủ tịch UBNDTP. Hà Nội, người ta thấy, dường như có một sự bóp méo? Thủ tướng không hề bắt buộc người dân: "...không tham gia tuần hành, biểu tình...", trong khi Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo "yêu cầu và giao nhiệm vụ" cho "các cấp, các ngành..." làm sao để "...nhân dân KHÔNG tham gia tuần hành biểu tình..."
So sánh Công điện của Thủ tướng với Công điện của Chủ tịch UBNDTP. Hà Nội, người ta thấy, dường như có một sự bóp méo? Thủ tướng không hề bắt buộc người dân: "...không tham gia tuần hành, biểu tình...", trong khi Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo "yêu cầu và giao nhiệm vụ" cho "các cấp, các ngành..." làm sao để "...nhân dân KHÔNG tham gia tuần hành biểu tình..."
Điều này tiếp tục phản ánh thêm một việc mà Hà Nội dường như có ý định "không chấp hành nghiêm túc" yêu cầu của Thủ tướng sau nhiều việc như: không cấp đất cho Viện Toán cao cấp, không ở lại nghe Thủ tướng chỉ đạo về tình hình các dự án chậm trễ, bỏ về sau khi báo cáo xong v.v... (?).
Đặc biệt, trong tình hình Việt Nam hiện nay, cho thấy tinh thần "trên dưới một lòng" giữa Chính phủ và Thủ đô Hà Nội khá lỏng lẻo và có vẻ giới cầm quyền Hà Nội đang đi ngược lại tinh thần "đoàn kết" mà khắp nơi đang kêu gọi?
Cái gọi là "cờ tổ quốc" và "quân phục"
Những năm gần đây, nhiều trang báo và nhiều người gọi lá cờ đỏ với sao vàng năm cánh bằng chữ "cờ tổ quốc". Cách gọi rất "hiên ngang" và có vẻ đầy "tự hào" mà người ta gặp khá nhiều trong đời sống hàng ngày, ví dụ mới nhất tại đây [3].
Hiến pháp Việt Nam vừa áp dụng vào đầu năm 2014, tại điều 13 khoản 1 quy định:
"Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh".
Toàn bộ Hiến pháp không có bất cứ chỗ nào gọi là "cờ tổ quốc". Do đó, cần phải loại bỏ ngay cách gọi này từ trong người dân cho tới các trang báo. Cách gọi "cờ tổ quốc" không chỉ vi hiến mà còn thể hiện văn hóa rất yếu, hiểu biết rất kém, song song đó, dường như không chỉ ngộ nhận mà người ta còn tính chuyện "chính trị hóa" Tổ quốc (?). Cách gọi và viết chữ "cờ tổ quốc" trở thành cách sử dụng sai lầm và nguy hiểm dù trước mắt hay lâu dài trong tương lai, mang tính 'đầu độc" dân chúng?.
Trong những ngày qua, trên rất nhiều trang báo, trang blog, hình ảnh chiếc nón cối, những bộ quân phục cùng những bộ mặt làm nhiều người nghi ngờ là những "cai đầu dài" nhận lệnh từ tổ chức nào đó để khiêu khích và xách động cho việc đập phá, đốt cháy, gây thương vong trong các cuộc biểu tình tại Bình Dương, Hà Tĩnh.
Chiếc nón cối cũng như những bộ quân phục được xem là "kỷ vật" của QĐNDVN trước đây. Trong đời sống hàng ngày, những cựu quân nhân, ở một số địa phương có người vẫn vô tư sử dụng.
"Toàn bộ Hiến pháp không có bất cứ chỗ nào gọi là "cờ tổ quốc". Do đó, cần phải loại bỏ ngay cách gọi này từ trong người dân cho tới các trang báo. Cách gọi "cờ tổ quốc" không chỉ vi hiến mà còn thể hiện văn hóa rất yếu, hiểu biết rất kém"
Có vẻ từ việc sử dụng vô tư thế này, làm cho nhiều kẻ đã và đang lợi dụng quân trang để dễ bề thực hiện việc lừa đảo, cướp của v.v... [4], thậm chí quân trang được sản xuất bừa bãi và bán đầy trên các vỉa hè hiện nay [4].
Người ta cũng thấy trong những cuộc cướp đất tại Dương Nội, Văn Giang v.v... những chiếc nón cối hay những bộ quân phục này thấp thoáng trong "đội quân" đàn áp dân oan cũng như mang tính "trà trộn" để đàn áp những người đấu tranh dân chủ - nhân quyền [5].
Quyết định số 109/2009/QĐ - TTg ban hành ngày 26/8/2009, do Thủ tướng quy định về quân phục, lễ phục của QĐNDVN [6], cũng như quyết định xử phạt hành chính [7] khi sử dụng bừa bãi ban hành từ lâu, nhưng việc sản xuất, mua bán và sử dụng vô tội vạ các loại quân trang, quân dụng vẫn bị bỏ qua mà không thấy một cấp chính quyền nào chịu trách nhiệm!

Thiết nghĩ, những ai đang sử dụng vô tư quân phục (kể cả nón cối và các vật dụng khác thuộc quân đội), dù quý vị không hàm chứ ý đồ xấu cũng nên chấm dứt. Thậm chí dù quý vị từng là bộ đội đi chăng nữa, cũng chỉ nên giữ ở nhà như là vật lưu niệm một thời để nhớ. Điều này vừa giữ gìn hình ảnh của chính mình, vừa không tạo cơ hội cho những kẻ lợi dụng để lừa mị quảng đại quần chúng, cũng như lạm dụng nó nhằm phá hoại ngay hình ảnh người bộ đội trong tất cả các cuộc biểu tình ôn hòa.
Tất cả những hình ảnh mới nhất cho thấy những tên mặc quân phục, những kẻ đội nón cối trong vụ kích động bạo loạn tại Bình Dương cần phải được giới cầm quyền trung ương, địa phương điều tra cho tận gốc rễ để tìm ra chân tướng những kẻ chủ mưu và xử theo Luật, chứ không phải dừng lại tại một số người công nhân nghèo khổ từ lâu bị dồn nén bởi đời sống khốn khó thông qua chế độ lao động khắc nghiệt cùng đồng lương chết đói.
Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 17/05/2014
Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

3 nhận xét:

  1. theo như ở trên kia nói Đặc biệt, trong tình hình Việt Nam hiện nay, cho thấy tinh thần "trên dưới một lòng" giữa Chính phủ và Thủ đô Hà Nội khá lỏng lẻo và có vẻ giới cầm quyền Hà Nội đang đi ngược lại tinh thần "đoàn kết" mà khắp nơi đang kêu gọi . Có thật như thế không , Hà Nội mà có những cái chuyenj như thế ah , thủ đô của đất nước mà còn như thế ah , có gì đó không ổn ở đây

    Trả lờiXóa
  2. ai nói chủ tịch UBND thành phố Hà Nội bóp méo công điện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chứ. Bởi nước ta có bao giờ là ủng hộ dân chúng biểu tình đâu, thủ tướng không nói là cấm biểu tình, tuần hành là không muốn dân chúng bị kích động trong cả nước mà thôi, còn về phần quản lý thủ đô Hà Nội thì chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã ra công điện trực tiếp để có thể làm cho thủ đô có sự trật tự, an toàn hơn. Hơn nữa trong công điện của chủ tịch thành phố thì không hề có cấm người dân mà chỉ là yêu cầu các cấp các ngành không để người dân tụ tập biểu tình tuần hành mà thôi, hãy hiểu đúng nghĩa chứ đừng đi vặn vẹo để nói xấu người khác thế chứ

    Trả lờiXóa
  3. những kẻ kích động quần chúng trong vụ kích động bạo loạn tại Bình Dương cần phải được trung ương, địa phương điều tra cho tận gốc rễ để tìm ra chân tướng những kẻ chủ mưu và xử theo Luật, không để một số kẻ lợi dụng một số người công nhân nghèo khổ tham gia các cuộc bạo loạn trái pháp luật được.

    Trả lờiXóa