Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017

Vợ nhỏ Nông Đức Mạnh thu gom tài sản !

Cựu ĐBQH Đỗ Thị Huyền Tâm thoái hết vốn khỏi Tập đoàn Minh Tâm

Nhàđầutư
Tỷ lệ sở hữu của bà Đỗ Thị Huyền Tâm tại Tập đoàn Minh Tâm giảm từ 81% về 0% theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 22/8/2017. 
NGHI ĐIỀN
14, Tháng 09, 2017 | 15:07
Do-Thi-Huyen-Tam

Cựu đại biểu Quốc hội bà Đỗ Thị Huyền Tâm 

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, bà Đỗ Thị Huyền Tâm – Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Tâm (Minh Tâm Group) – vừa thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp này.

Cụ thể, sau khi công ty tăng vốn từ 99 tỷ đồng lên 126 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu của bà Đỗ Thị Huyền Tâm đã giảm mạnh từ 81% về 0%.

Cựu Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) các khoá XII và khoá XIII là cái tên gắn liền với gần 2 thập kỷ phát triển của Minh Tâm Group.

Minh Tâm Group tiền thân là Công ty TNHH Minh Tâm được thành lập năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Dưới sự lãnh đạo của bà Đỗ Thị Huyền Tâm, Minh Tâm Group đến nay đã trở thành một nhóm các doanh nghiệp hàng đầu tỉnh Bắc Ninh, hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, giáo dục, kinh doanh khách sạn, sản xuất phân bón, bao bì, thức ăn chăn nuôi…

Chưa rõ động thái rút vốn có đồng nghĩa với việc vị cựu ĐBQH thoái lui khỏi Minh Tâm Group, hay chỉ đơn thuần là chiến thuật tái cơ cấu cổ phần của bà Đỗ Thị Huyền Tâm và những người liên quan.

Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật hiện nay của Minh Tâm Group là bà Hoàng Thị Bình Yên, sinh năm 1989, trú tại Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

Những ông chủ họ Đỗ ở trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ

bot-phap-van

Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ 

Trong danh sách cổ đông sáng lập của Minh Tâm Group còn có một cái tên họ Đỗ khác là ông Đỗ Ngọc Minh (trú tại Hà Nội).

Tại thời điểm 2014, ông Đỗ Ngọc Minh là cổ đông lớn nhất của CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng Minh Phát – “Ông chủ” của dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Cụ thể, năm 2014, Công ty Minh Phát thực hiện tăng vốn điều lệ từ 369 tỷ đồng lên 568 tỷ đồng, trong đó ông Đỗ Ngọc Minh góp 312,4 tỷ đồng, tương đương 55%.

Một cá nhân họ Đỗ khác là ông Đỗ Minh Đức cùng bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (cùng trú tại một địa chỉ ở Hà Nội) góp lần lượt 39% và 6% vốn tại Công ty Minh Phát.

Bà Nguyễn Thị Cẩm Tú cũng đồng thời là Tổng giám đốc của Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ - doanh nghiệp dự án sở hữu trạm BOT cùng tên, nơi Công ty Minh Phát sở hữu 65% vốn.

Nhóm các thể nhân này còn sở hữu một doanh nghiệp rất lớn cũng hoạt động trong lĩnh vực BOT là CTCP Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành.

Công ty Công Thành được thành lập vào tháng 6/2014. Đến giữa năm 2015, doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.556 tỷ đồng, với các cổ đông sáng lập là ông Đỗ Minh Đức góp 52% vốn, bà Nguyễn Thị Cẩm Tú góp 33%.

Dù chỉ mới hoạt động và chưa có tên tuổi trong ngành xây dựng cầu đường, song Công ty Công Thành tháng 5/2015 đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư Dự án Đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương theo hình thức hợp đồng BOT, có tổng mức đầu tư lên tới 14.000 tỷ đồng.

Bà Đỗ Thị Huyền Tâm sinh ngày 17/10/1966 tại TP. Bắc Ninh. Bà có bằng cử nhân kinh tế Ngoại thương, trình độ thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Bà Huyền Tâm từng là Đại biểu Quốc hội các khoá XII và khoá XIII, đồng thời là uỷ viên Uỷ ban Kinh tế và uỷ viên Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.

Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

Thằng Kiên - tiến sỹ ma

Minh Chinh Bui


Ông Nguyễn Đức Kiên - tiến sĩ Kinh tế???

Ông Nguyễn Đức Kiên - Tiến sĩ kinh tế Kiên - Phó chủ nhiệm Kiên - Những phát ngôn ngu xuẩn và thằng Kiên ngày nào.

Sở dĩ mình gọi nó là thằng Kiên bởi mình với nó biết nhau. Hồi trước, khi còn bám váy vợ ở Đức, thằng Kiên có qua lại nhà mình, đã ăn uống, qua lại với nhau nên mình rõ về nó.

Số là vợ thằng Kiên con nhà quan. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, khi VN đưa lao động sang đông Âu thì vợ thằng Kiên được cho đi làm đội trưởng một đơn vị lao động mặc dù chẳng biết một từ tiếng Đức. Hồi ấy nước ta còn nghèo. Con quan chưa một phát lên quan như bây giờ thì đi Tây là nhất. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, vợ thằng Kiên không nhận tiền đền bù mà chạy sang Tây Đức. Sau khi ổn định công việc, vợ thằng Kiên đón chồng, con qua "đoàn tụ". Hồi ấy chả biết thằng Kiên có việc làm ở VN hay chưa, chỉ biết sau khi ất ơ bám vợ một thời gian thì, có thể thấy mình thừa thãi, thằng Kiên xin đi học Aufbaustudium, một dạng học nâng cao để lấy bằng Đức - cái bằng nghe nói là kỹ sư giao thông ở VN trước đó. Sau ba năm vật vờ, chắc không nói nổi ba câu chào bằng tiếng Đức, thằng Kiên bỏ học, không bằng. Rồi biến động xảy ra, rồi VN ầm ầm đổi mới, rồi tin tức từ nhà đưa qua rằng ở VN bây giờ dễ làm ăn lắm, nhất là làm quan. Đang yên lành với vợ con ở Đức, thằng Kiên nằng nặc đòi "hồi hương" - một mình. Chắc biết chồng là thằng thế nào, vợ thằng Kiên chấp nhận cho thằng Kiên về lại VN với điều kiện phải ôm theo một đứa con làm thanh tra....bố.

Rồi mấy bữa sau thấy đồn rằng thằng Kiên vừa từ Đức về hôm qua, cái thằng Kiên không bằng cấp của Đức, trên răng, dưới..ấy bỗng dưng thành Tiến sĩ Kiên, mà tiến sĩ kinh tế mới kinh. Mình chả tin, nhưng có người cho xem cạc vi dít thì rõ ràng từ Frankfurt nó là thằng Kiên, về đến Nội Bài đã hóa ra Tiến sĩ. Rồi nhờ là con cha, cháu ông, thằng Kiên nhảy bụp phát vào Ban tổ chức Trung ương, thuộc Ban Kinh Tế.

Mình vốn dĩ có gần 4 năm sống ở tập thể Ban tổ chức T.Ư, thường xuyên vào đọc sách tại thư viện Ban Tổ Chức T.Ư, mọi chú, bác hàng xóm đều là chuyên viên to nên biết qua cái uy quyền và đặc lợi vô biên của Ban Tổ Chức.

Vậy là thằng Kiên, qua mấy tháng rời tư bản giãy chết, nghiễm nhiên thành Tiến sĩ kinh tế, cán bộ Ban kinh tế T.Ư thuộc Ban tổ chức T.Ư - viết tắt là CP2, quyền uy nghiêng trời, lệch đất. Rồi với cái phao gia đình cộng với chất láu lỉnh vốn có, thằng Kiên dần dần thành ông Kiên và từ vài nhiệm kỳ cuốc hội, nay thằng Kiên đã chắc chân với xuất Phó chủ nhiệm ủy ban Kinh tế cuốc hội, một chức vụ, địa vị mà ngày xưa khối bậc lão thành, tiền CM vào tù, ra tội mơ ước cũng không với tới được.

Phải chi thằng Kiên...im mẹ đi thì không nói. Đằng này cứ thỉnh thoảng thằng Kiên lại phun ra một phát ngôn để đời đại loại "Phải làm đường sắt tốc độ cao vì nó đã ở tây, nó biết... "Cán bộ tây" thậm chí dùng máy bay công đi làm thì cán bộ ta chạy xe công đắt tiền là cái đinh. Trả phí BOT bằng tiền lẻ là có vấn đề về nọ về kia về đạo đức và cái phát ngôn THẬM NGU hôm nay, trên kia.

Mình chỉ biết một điều rằng, vợ và hai con thằng Kiên đã lại đoàn tụ từ lâu tại Đức. Con cái thằng Kiên đã học hành xong xuôi, đi làm tại Đức. Thằng Kiên ở VN (nghe đồn) rất giàu, nhà đất mênh mông. Nói dại, mai kia lỡ thằng Tập ngứa mũi, đem quân sang tận Gia Lâm, Đông Anh bắn đạn thật thì các bạn thân mến, các bạn cứ ở nhà mà quan ngại. Thằng Kiên nó đã tếch mẹ nó từ đời nào...sang Đức TÁI ĐOÀN TỤ VỢ CON.

Bái bai nhân dân nhé.

Nguồn: FB Minh Chinh Bui/Góc nhìn Báo chí - Công dân
....

LẠI CHUYỆN ÔNG NGHỊ KIÊN, CHÍNH KHÁCH KIÊN VÀ THẰNG KIÊN NĂM NÀO!!!

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Cướp đất của dân vô tội vạ !

Chế độ thu hồi đất hiện nay đang 'vô tội vạ'
TTO - Chế độ thu hồi đất, định giá đất bồi thường khi thu hồi hiện nay còn nhiều bất cập, khiến các địa phương lợi dụng, thu hồi đất của dân vô tội vạ.
24/08/2017 08:35 GMT+7

Tại hội thảo “Nâng cao hiệu quả sử dụng đất xây dựng đô thị” do Tổng hội Xây dựng Việt Nam tổ chức ngày 23-8 ở Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng chế độ thu hồi đất, định giá đất bồi thường khi thu hồi hiện nay còn nhiều bất cập, khiến các địa phương lợi dụng, thu hồi đất của dân vô tội vạ.
Diện thu hồi đất quá rộng, chưa công bằng
Theo TS Phạm Sỹ Liên (viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế xây dựng và đô thị, thuộc Tổng hội Xây dựng Việt Nam), nhiều nước trên thế giới chỉ quy định khi cần thiết vì mục đích công cộng (bệnh viện, trường học...) thì nhà nước mới thu hồi đất.
Trong khi đó, Luật đất đai của nước ta hiện nay quy định diện thu hồi đất bao gồm “thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”.
Ông Liên cho rằng chế độ thu hồi đất như vậy là “vô tội vạ” và việc thu hồi đất không để ý đến bảo vệ tài sản ở trên đất của người dân, dẫn đến lạm dụng trong thu hồi đất, dễ xảy ra tiêu cực.
Ông Liên cho rằng phạm vi áp dụng phương thức thu hồi đất mở ra quá rộng, nhiều dự án khó chứng minh vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Do vậy, đã đến lúc đánh giá đúng thực trạng thu hồi đất, có giải pháp xử lý thỏa đáng theo hướng thu hẹp phạm vi áp dụng và quy định thêm khâu tổ chức thẩm định mục đích thu hồi đất có thực sự vì lợi ích chung hay không.
Ông Liên đề nghị khi thu hồi nhà ở cần xem xét thêm vấn đề thu nhập của hộ dân gắn với nơi ở. “Làm được vậy mới công bằng” - ông Liên nói.
Ngoài ra, theo ông Liên, cần hoàn thiện thể chế tòa án hành chính nhằm đảm bảo tính độc lập xét xử đối với các vụ kiện về thu hồi đất và chuyển các khiếu nại về thu hồi đất không hòa giải được cho tòa án xét xử.
Mặt khác, Quốc hội xem xét ban hành luật tương tự như luật tài sản của các nước để quy định rõ mối quan hệ giữa quyền sở hữu toàn dân về đất và quyền sở hữu tư nhân về tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng chung đất đô thị, quyền sở hữu chung tài sản gắn với đất (nhà chung cư)...
"Ngoài phương thức thu hồi, trưng thu đất, các nước còn khuyến khích áp dụng phương thức gom đất theo cơ chế thị trường và phương thức tái điều chỉnh đất dựa trên cơ sở đồng thuận của cộng đồng" - ông Liên nói.
Không nên xem người có đất bị thu hồi chỉ là bên bị thiệt hại được bồi thường đúng giá, mà cần xem họ là bên đóng góp cho phát triển. Vì vậy ngoài việc lấy lại đủ vốn, họ còn có quyền chia sẻ lợi ích mà phát triển đem lại.

Cùng quan điểm, ông Phan Thanh Bình - Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng - cho biết phương thức thực hiện các dự án phát triển đô thị ở Việt Nam là thu hồi đất giao chủ đầu tư triển khai đầu tư xây dựng các khu đô thị hoặc khu nhà ở.
Việc sử dụng thu hồi đất như vậy không công bằng về lợi ích giữa chủ sử dụng đất, chính quyền và chủ đầu tư. Cụ thể, người sử dụng đất chỉ được nhận tiền bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, chính quyền thu được tiền sử dụng đất từ nhà đầu tư, trong khi phần rất lớn lợi nhuận từ phát triển quỹ đất thuộc về chủ đầu tư.
Đất bỏ hoang gây lãng phí
Ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, cho rằng hiệu quả sử dụng đất đô thị hiện nay của nước ta còn rất thấp. Rất nhiều đất đô thị trong các đô thị đang để hoang hóa, dính dự án “treo” hoặc triển khai rất chậm.
Hàng vạn ngôi nhà liền kề, biệt thự để hoang; tỉ lệ lấp đầy các chung cư còn thấp, nhà xây xong không có người ở, xây thô không hoàn thiện hoặc đất chia lô để đấy, không triển khai xây dựng. Điển hình như các dự án dọc đại lộ Thăng Long, đường 32 (Hà Nội); khu Nhơn Trạch (Đồng Nai); khu đô thị Đông Hải Phòng...
Với hàng ngàn tỉ đồng nằm ở các dự án này, hàng ngàn km2 đất không sử dụng gây lãng phí rất lớn.
Mặt khác, theo ông Hùng, hiện nay việc cấp phép các dự án tràn lan, sử dụng đất đô thị cho các dự án nhà ở không phù hợp với khả năng kinh tế - xã hội và dự báo phát triển dân số. Nhiều địa phương coi đây là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nên suy nghĩ càng cấp nhiều dự án thì tốc độ tăng thu ngân sách càng cao.
Ngoài ra, không loại trừ có lợi ích nhóm trong việc triển khai dự án. “Cần rà soát và xử lý kịp thời các dự án “treo”, không còn khả năng triển khai hoặc triển khai chậm. Đồng thời xử lý nghiêm trường hợp cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp phép dự án không đúng quy định” - ông Hùng nói.
Còn PGS.TS Vũ Thị Vinh, nguyên tổng thư ký Hiệp hội Các đô thị Việt Nam, cho rằng quy hoạch đất đô thị còn lãng phí. Hiện nay, khi tính toán để dành quỹ đất cho phát triển đô thị thường dựa vào con số dự đoán về quy mô dân số của khu vực đó trong tương lai.
Tuy nhiên, công tác dự báo khi làm quy hoạch còn yếu kém nên dự báo không chính xác. Có đô thị dự báo đến năm 2020 dân số tăng lên 200.000 dân, nhưng đến nay mới chỉ đạt 100.000 dân. Cứ như vậy, nhiều khu vực trở thành quy hoạch “treo”.
Nên áp dụng mô hình dự án tái điều chỉnh đất
Lấy mô hình thực hiện dự án tái điều chỉnh đất được sử dụng rất thành công trong phát triển đô thị ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đã triển khai hơn 100 năm nay tại Nhật Bản, ông Phan Thanh Bình cho rằng Việt Nam nên áp dụng mô hình này trong phát triển đô thị để cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan.
Theo đó, các chủ đất sẽ đóng góp đất của mình vào một quỹ đất chung, sau đó đầu tư hạ tầng đường sá, công viên cây xanh... và điều chỉnh lại các lô đất đã góp. Các lô đất có hình dạng phức tạp, không phù hợp cho xây dựng sẽ được chuyển đổi thành các lô đất có hình dạng phổ thông, thuận lợi cho xây dựng công trình.
Để thực hiện mô hình này, việc đồng thuận của cộng đồng dân cư rất cần thiết do việc đóng góp đất và tái phân lô ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các chủ đất.
“Sau khi thực hiện, diện tích đất của các chủ đất bị giảm đi, tuy nhiên giá trị về đất lại tăng lên. Thông thường trong một dự án tái điều chỉnh đất, chủ đất được hưởng lợi 1,2-1,5 lần giá trị ban đầu” - ông Bình dẫn giải.

TIẾN LONG.


Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Dân oan vẫn tiếp tục biểu tình !

TIN NÓNG:  Dân Oan Biểu Tình

    6g45ph sáng nay, 19-6-2017. Gần 60 Dân Oan các tỉnh : Đồng Nai , Tiền Giang , Bình Định , An Giang ... Đến số 40 Hàng Bài - Tổng Cục An Ninh - Bộ Công An BIỂU TìNH.


  Dân oan yêu cầu Tổng Cục An Ninh vào cuộc giải quyết việc khiếu Nai - Tố Cáo đất đai Bị Quan Tham chính quyền địa phương  tham nhũng CƯỚP SẠCH. Đẩy người dân vào đường cùng , ngõ cụt không còn sự sống.

   Dân Oan ra trung ương KN-TC đã hàng tháng Trời . Nhưng việc giải quyết khiếu nại tố cáo cứ kéo dài ...

Không Biết bao giờ giải quyết ? 

Tin từ Dân oan. 

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Chế tài nhân quyền đợt 4.

BPSOS công bố danh sách 4 để đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky

Danh sách 15 giới chức liên quan đến vụ đàn áp blogger Tạ Phong Tần

Mạch Sống, ngày 13 tháng 6, 2017

Hôm nay, tổ chức BPSOS công bố danh sách đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu gồm 15 giới chức chính quyền Việt Nam liên quan đến tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần.

“Đây là danh sách thứ 4 và đến cuối tháng 6 này mỗi tuần chúng tôi sẽ công bố thêm 1 danh sách,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.

Cuối tháng 3, BPSOS đã chuyển 6 danh sách đề nghị chế tài cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Tại buổi điều trần ngày 25 tháng 5 vừa qua, Ts. Thắng đã nộp các danh sách này cho Quốc Hội.

Theo Ts. Thắng, mỗi hồ sơ được chọn để lập danh sách đề nghị chế tài đều có những yếu tố đặc biệt của nó. “Thời điểm công bố được chọn để tác động mạnh nhất lên chính sách của Hoa Kỳ.”

Danh sách 1 liên quan đến hồ sơ Mục Sư Nguyễn Công Chính và Bà Trần Thị Hồng được công bố ngày 3 tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc họp báo do Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế ngày 6 tháng 4. Tại buổi họp bào, Uỷ Hội công bố chọn hồ sơ MS Chính và Bà Hồng làm hồ sơ tiêu biểu về đàn áp tôn giáo ở Việt Nam để kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC). Danh sách 1 gồm danh tính của 25 giới chức chính quyền Việt Nam.

Danh sách 2 liên quan đến hồ sơ Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng được công bố ngày 27 tháng 4 để mở đầu cuộc vận động Hành Pháp Trump thể hiện thái độ đới với tình trạng đàn áp tôn giáo và cướp đất đang diễn ra ở Việt Nam. Liền sau đó, BPSOS kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đòi hỏi Việt Nam dời địa điểm tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2017 đến một nơi khác hơn Thành Phố Đà Nẵng vì chính quyền Đà Nẵng là thủ phạm của cuộc đàn áp đẫm máu nhằm cướp trắng đất của Giáo Xứ Cồn Dầu. Danh sách này gồm 20 danh tính giới chức chính quyền và một chủ tập đoàn kinh doanh.

Danh sách 3 liên quan đến hồ sơ của Ông Nguyễn Bắc Truyển và các tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo ở Lấp Vò, Đồng Tháp, được công bố ngày 22 tháng 5 để chuẩn bị cho cuộc điều trần ngày 25 tháng 5 về tình trạng đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Tại buổi điều trần, trường hợp Ông Nguyễn Hữu Tấn, tín đồ PGHH, chết trong đồn công an Tỉnh Vĩnh Long đã được nêu lên và tạo xúc động cho nhiều dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ.

“Cũng vậy, hôm nay chúng tôi công bố danh sách các giới chức Việt Nam liên quan đến hồ sơ của Bà Tạ Phong Tần là có lý do của nó,” Ts. Thắng giải thích. “Đây là hồ sơ mà chính nạn nhân và cũng là nhân chứng đang có mặt ở Hoa Kỳ.”

Theo Ông cho biết, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ bắt đầu quy trình cứu xét và thẩm tra các hồ sơ mà họ nhận được để kịp soạn bản phúc trình gửi cho Quốc Hội trước ngày 10 tháng 12 năm nay.

“Chúng tôi muốn nhắc nhở họ rằng, với hồ sơ này việc kiểm chứng thông tin mà chúng tôi cung cấp là rất dễ dàng vì có thể tiếp xúc trực tiếp với nhân chứng,” Ts. Thắng nói.

Ts. Thắng cũng cho biết là các danh sách đề nghị chế tài sẽ được sự dụng cho cuộc tổng vận động Quốc Hội Hoa kỳ ngày 29 tháng 6 tới đây. Được biết dưới tên Ngày Vận Động Cho Việt Nam, cuộc tổng vận động hàng năm này quy tụ từ 500 đến 850 người Mỹ gốc Việt đến từ nhiều thành phố và tiểu bang Hoa Kỳ. [Xin vào đây để ghi danh tham gia cuộc tổng vận động năm nay: http://tiny.cc/VNAD2017 hay liên lạc qua email: bpsos@bpsos.org] 

Danh sách 4 đề nghị chế tài gồm 15 danh tính:

(1)    Đại Tá Lê Hồng Hà, Sở Công An TP Hồ Chí Minh, người ký quyết định truy tố Bà Tạ Phong Tần.

(2)    Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Giám Đốc Viện Kiểm Sát TP Hồ Chí Minh, người quyết định bắt và điều tra Bà Tạ Phong Tần

(3)    Dương Thị Ngọc Thúy, Viện Kiểm Sát TP Hồ Chí Minh, người ký lệnh gia hạn thời gian tạm giam Bà Tần

(4)    Vũ Phi Long, Chánh Án toà Hình Sự, Tp Hồ Chí Minh, người trách nhiệm về bản án 10 năm tù đối với Bà Tần

(5)    Lê Thành Văn, Thẩm Phán, Toà Phúc Thẩm, TP HCM

(6)    Huỳnh Ngọc Ánh, Thẩm Phán, Toà Sơ Thẩm TP HCM

(7)    Đại tá Lường Văn Tuyến, Giám thị Trại Giam số 5 (thuộc Bộ Công An), Thanh Hóa

(8)    Thượng tá Nguyễn Thị Can, nguyên Phó Giám thị Trại Giam số 5, Thanh Hóa, đã nghỉ hưu năm 2014. Thời gian đương chức đã quản lý, đàn áp các nữ tù nhân chính trị: Lê Thị Công Nhân, Hồ Thị Bích Khương, Phạm Thị Lộc, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần.

(9)    Thượng tá Nguyễn Thị Hương, Phó Giám thị Trại Giam số 5, Thanh Hóa, đương chức. Đã quản lý, đàn áp các nữ tù nhân chính trị: Hồ Thị Bích Khương, Phạm Thị Lộc, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Tạ Phong Tần, Cấn Thị Thêu.

Các đồng phạm đắc lực của Đại Tá Lường Văn Tuyến, Thượng Tá Nguyễn Thị Can và Thượng Tá Nguyễn Thị Hương:

(10) Trung tá Lê Thị Tuyết - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(11) Đại úy Đoàn Thị Ánh Hồng - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(12) Thiếu tá Trịnh Thị Hiền - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(13) Đại úy Lê Thị Tuyết Mai - Trinh sát K4, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(14) Đại úy Nguyễn Văn Tuyến - Trinh sát K1, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

(15) Thiếu tá Nguyễn Gia Lượng - Trinh sát K1, Trại giam số 5 (thuộc Bộ Công an) Thanh Hóa

 
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1224-2017-06-13-18-13-49.html

Thứ Tư, 31 tháng 5, 2017

Dân không ngu đâu !

DÂN CHÚNG TÔI KHÔNG NGU ĐÂU

Sau bài viết “HỌ CÓ ĐÁNG BỊ XÚC PHẠM NHƯ VẬY” XB ngày 17/5/2017 trên trang nhà, tôi đã nhận được rất nhiều phản ứng trái chiều, vui cũng lắm mà bùn cũng nhiều…

Ở phần tương tác FB trên tường của tôi và dán trên tường vài người bạn thì có đến hàng nghìn lượt like, comment, share. Nhìn vào số lượng tương tác tăng lên chóng mặt đã có lúc làm cho tôi “hoang mang, dao động”. 

Về cơ bản thì các “bình luận gia” bày tỏ sự ủng hộ “hết lời” bài viết, có một số "thánh" đã chửi rủa người viết không tiếc lời mà không dựa theo một căn cứ pháp lý nào. 

Nay, đi ra đường gặp một số đồng nghiệp, gặp một số anh lãnh đạo quen biết trước đây thì không nhận được một sự ủng hộ nào mà toàn là lời “nhắc nhở” trách móc. Có lẽ đây chính là bi kịch chung của các Facebooker hiện nay chứ không riêng gì tôi. Nghĩa là, trên mạng(ảo mà thật) thì rất nhiều người (không quen nhau) vỗ tay còn đời thực thì ngày càng bị xa lánh? 

Có người còn nói, bài viết của chú là “này nọ abc…” và khẳng định rằng việc bắt HĐB là đúng, “nó là tên phản động”… Và khuyên tôi là đừng viết “lung tung” nữa!?

Tôi không trách hay tức giận gì một số “bình luận gia” vào chửi không tiếc lời vì có lẽ họ đã không hiểu hết lý lẽ và pháp luật. Cũng như một số tờ báo “lề phải” và một số người khi gặp tôi “phán xét” luôn rằng thì là “HĐB là tên phản động”, nhưng tôi thật sự ngao ngán cho các anh về trình độ hiểu biết pháp luật và nền pháp quyền của xã hội!

Ngoài Tòa án nhân danh cho Công lý ra thì không ai, tổ chức nào có quyền kết tội người khác. Khoản 1, điều 31 Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2013 như sau:

“1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”

Còn tại điều 6 và điều 11, Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế(1948) thì ghi như sau:
Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.
Điều 11: 1) Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.

Vậy HĐB chưa đưa ra xét xử thì xin mọi người đừng tự phong chức “Thẩm phán” cho mình, như thế là không thượng tôn pháp luật, không tôn trọng con người. 

Trong bài viết tôi có nói đến việc bắt người sai trình tự tố tụng pháp luật làm cho không ít người có chức quyền phản ứng (Có chăng là sự ức chế nhất thời của đám đông mất kiểm soát trước sự việc bắt người sai trình tự tố tụng của luật pháp mà thôi.) Thì nay xin trích hướng dẫn của Bộ luật TTHS như sau:

Việc bắt và tạm giữ người phải được thực hiện theo đúng căn cứ, trình tự, thủ tục của pháp luật.

Căn cứ bắt khẩn cấp  được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 84 Bộ luật Tố tụng hình sự: "Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn".

Người có thẩm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp trong trường hợp này là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra công an cấp huyện.

Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80, Điều 84, Điều 85 của Bộ luật Tố tụng hình sự:

Lệnh bắt phải ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh; họ tên, địa chỉ của người bị bắt và lý do bắt. Lệnh bắt phải có chữ ký của người ra lệnh và có đóng dấu.

Người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt.

Biên bản phải ghi rõ ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm bắt, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh bắt, những đồ vật, tài liệu bị tạm giữ và những khiếu nại của người bị bắt.

Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng của người bị bắt chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

 Người ra lệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người đã bị bắt, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu việc thông báo cản trở quá trình điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt phải thông báo ngay.

Vậy là mọi chuyện đã sáng rõ, mong mọi người hãy đọc cho nhiều (đặc biệt là các anh cán bộ) mà cùng nhau tiến bộ để xây dựng một xã hội Dân chủ - Pháp quyền theo đúng chuẩn mực của thế giới văn minh. 

Đừng tự cho mình quyền “ngồi xổm” trên luật pháp mà làm cho người dân bức xúc đến nỗi kéo cả hàng ngàn người đến công quyền như “sự kiện Diễn Châu” đáng tiếc. Dân chúng tôi không ngu đâu?

Còn đâu “tình quân dân như cá với nước”? Lãnh đạo Nghệ An có nghĩ đến cái “nghĩa tình” thời gian khó?

LVT -  May 28/2017

Nổ lớn tại Formosa tối 30.5.2017 !

NỔ LỚN TẠI FORMOSA NGAY SAU 24 GIỜ VẬN HÀNH THỬ http://bbc.in/2rkWeXf


Tin tức nói vừa xảy ra vụ nổ lớn tại khu vực thuộc Formosa Hà Tĩnh.

Vụ nổ xảy ra vào khoảng 9 giờ tối 30/5, khiến khói bốc cao ở bên trong khu công nghiệp Vũng Áng.

Một số báo trong nước nói rằng sự cố đã xảy ra tại khu vận hành lò cao số 1 của Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Vụ nổ “có thể từ thiết bị hun khói của lò vôi” tuy nhiên “không gây ảnh hưởng lớn đến dây chuyền vận hành lò cao”, dù “hiện khu vực xảy ra vụ nổ vẫn xuất hiện những bụi khói cao và nhiều tiếng nổ nhỏ”, bản tin của Zing đăng lúc vừa quá nửa đêm ngày 30 sang ngày 31/5 viết. http://bbc.in/2rkWeXf

Theo trang An ninh Tiền tệ, giới chức hữu quan đã nhanh chóng phối hợp với Formosa để ”xử lý sự cố, không để lại hậu quả”.

Vào thời điểm xảy ra vụ nổ, Formosa Hà Tĩnh chỉ vừa kết thúc 24 giờ chạy thử nghiệm lò cao số 1.

Tiến trình thử nghiệm, theo công bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo thường kỳ quí hai của Bộ hôm 29/5, bắt đầu diễn ra từ buổi chiều cùng ngày.

Tại cuộc họp báo, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng nói “kết quả thử nghiệm sẽ có sau 24 giờ” trong lúc giới chức và giới chuyên môn “theo dõi chặt chẽ kết quả quan trắc trực tuyến và lấy mẫu trực tiếp”, báo An ninh Thủ đô đưa tin.

Theo tuyên bố của Bộ Tài nguyên Môi trường tại cuộc họp báo, thì các phương án ứng phó trong trường hợp phát sinh sự cố cũng đã được tính đến. “Mỗi 5 phút một lần chúng tôi lại được báo cáo, nếu có bất kỳ xảy ra đều sẽ có phương án giải quyết,” ông phó tổng cục trưởng nói. http://bbc.in/2rkWeXf

Hình của news.zing.vn