Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Ăn cướp của má mì có giấy phép.


Phạm nhân tố bị ép giao 700 triệu đồng cho Điều tra viên ã có hiệu lực thì từ trại giam, phạm nhân Nguyễn Thị Yến (thụ án 19 năm tù về 3 tội danh) đã có đơn tố cáo việc mình bị cưỡng ép nộp 700 triệu đồng để Điều tra viên “tạm giữ” trong giai đoạn điều tra...

Bị can Nguyễn Thị Yến khi mới bị bắt tạm giam
Bị can Nguyễn Thị Yến khi mới bị bắt tạm giam

700 triệu “tạm giữ” trong 1 vụ án “tưởng tượng”

Người bị nêu đích danh trong đơn là Điều tra viên (ĐTV) Nguyễn Đức Kiên - Đội phó Đội Điều tra, Công an huyện Nam Đàn, ĐTV chính của vụ án mại dâm tại Khách sạn An Phú Quý gần 2 năm trước. Chữ ký của ông Kiên được thể hiện trong “biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu” được lập vào hồi 17h ngày 7/4/2011 tại Công an huyện Nam Đàn mà “người nộp đồ vật” là bị can Nguyễn Thị Yến - lúc đó đang bị tạm giam tại Công an huyện Nam Đàn.
Trao đổi với PLVN, Đại úy Kiên thừa nhận có việc nhận 700 triệu đồng từ bị can Yến và cho hay “biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu nói trên không nằm trong hồ sơ vụ án chứa mại dâm mà nó nằm trong một hồ sơ của một vụ việc khác. Chúng tôi còn lưu giữ ở đây”.
Vậy “vụ việc khác” ở đây là vụ việc nào và ĐTV Kiên có được giao vụ việc này không mà đứng ra “tạm giữ” 700 triệu đồng của bị can?. Theo nội dung biên bản thì bị can Yến “có nguyện vọng nộp số tiền 700 triệu để CQĐT Công an huyện Nam Đàn trả lại cho những người mà tôi nhận tiền để đưa đi xuất khẩu lao động, đi du học nước ngoài nhưng không đi được theo hợp đồng đã ký kết và những người khác mà tôi đang còn nợ tiền của họ”.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên thì thời điểm đó cũng như hiện nay, Công an huyện Nam Đàn không hề thụ lý, điều tra bất kỳ một vụ án nào gọi là “xuất khẩu lao động” hay “đi du học nước ngoài” có liên quan đến Nguyễn Thị Yến.
Với số tiền 700 triệu đồng thì càng không liên quan đến Công an huyện Nam Đàn, đến Đại úy Kiên nhưng ĐTV này vẫn lập biên bản với nội dung “biên bản này lập thành 4 bản, 1 bản giao cho bà Yến, một bản gửi VKSND huyện Nam Đàn, 1 bản giao cơ quan quản lý đồ vật, 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án”. Không hiểu ông Kiên đã “đưa biên bản” vào hồ sơ vụ án hay chưa và VKSND huyện Nam Đàn không kiểm sát vụ án “tưởng tượng” này thì họ nhận biên bản để làm gì?.
Giao nộp tiền có tự nguyện?
Thời điểm giao nộp tiền trên đây, bị can Yến đã bị tạm giam hơn 3 tháng. Liệu ở trong trại giam thì bị can này lấy tiền ở đây ra để nộp cho ĐTV Kiên 700 triệu đồng?. Theo trình bày, lúc đó tuy là người giao nộp tiền nhưng bị can Yến không hề biết mặt mũi đồng tiền thế nào cả. Người mang 700 triệu lên giao nộp cho ĐTV Kiên là chị Lê Thị Thơm, người mua nhà của vợ chồng chị Yến.
“Trong buồng giam giữa mùa đông giá rét, tôi bị vứt hết chăn đắp. Mấy tháng liền tôi không được đánh răng, không được nhận đồ tiếp tế, bị suy nhược cơ thể, bị ức chế và khiếp sợ… ĐTV Kiên vào buồng giam, đe dọa, ép tôi bán nhà để đưa 700 triệu vào CQĐT. Không còn sự lựa chọn nào khác, tôi buộc phải ký tên vào biên bản nộp tiền đã được đánh máy sẵn”, phạm nhân Yến trình bày. 
Phủ nhận nội dung trên, Đại úy Kiên cho rằng, “chị Yến có nguyện vọng nộp tiền cho cơ quan công an chứ không ai ép buộc cả”. Có lẽ, chuyện “ép buộc” hay “tự nguyện” trên có lẽ phải chờ xác minh của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nhìn vào vị thế của ĐTV đang điều tra vụ án và vị thế của 1 bị can liệu có thể tin rằng bị can Yến hoàn toàn “tự nguyện”, nhất là khi bị can này có nhiều sự lựa chọn khác để cất giữ số tiền chứ không chỉ có cách duy nhất là phải “gửi công an”?.
Giả sử có chuyện bị can Yến tự nguyện “nhờ” công an giữ hộ 700 triệu đồng thì có thể thấy, ĐTV Kiên đã quá “nhiệt tình”, “hăng hái” khi công an đi làm thay chức năng của một ngân hàng, giúp bị can thực hiện việc chi, trả tiền như thể họ có “tài khoản” trong cơ quan công an vậy.
Đến đây, hẳn nhiều người sẽ phải đặt câu hỏi, quy định nào của ngành công an cho phép ĐTV tiếp nhận và tạm giữ tiền của bị can khi số tiền này không liên quan đến vụ án, không phải là tiền thu giữ khi bắt bị can hay khi khám nhà bị can?. Tại sao ông Kiên không hướng dẫn chị Thơm đưa thẳng tiền mua nhà cho chồng hoặc con chị Yến mà lại nhận giữ số tiền lớn như vậy của bị can?.
Trao đổi với phóng viên, chị Lê Thị Thơm (người mua nhà của vợ chồng chị Yến) cho hay, “tôi mua nhà của vợ chồng chị Yến, còn nợ 700 triệu đồng và chưa làm được thủ tục sang tên vì thiếu chữ ký của chị Yến. Lúc đó, anh Đông (chồng chị Yến) bảo phải mang 700 triệu còn thiếu lên nộp cho công an thì công an mới cho chị Yến ký vào giấy làm thủ tục sang tên nhà đất. Tôi nghĩ là mình đã trả hơn 2 tỷ mua nhà rồi mà không sang tên được thì nhà đất vẫn không phải của mình nên đã mang 700 triệu lên nộp cho anh Kiên. Ngay sau đó, anh Kiên cho chị Yến ra khỏi phòng giam, đưa lên phòng làm việc để ký vào giấy tờ sang tên nhà đất cho tôi”.
Như vậy, sự “tự nguyện” của bị can Yến cũng như sự “tự nguyện” của chị Thơm đã rõ phần nào. Nếu không giao nộp 700 triệu cho ĐTV Kiên, chị Thơm có lấy được chữ ký chị Yến để hoàn tất việc sang tên chính chủ?.

Báo Phapluat.

Tiếp : Vè vụ cảnh sát điều tra ăn cướp tiền của má mì, dùng tiền kinh doanh thân xác của má mì để chữa bệnh cho bố mình, cho con du học.


Tiền 700 triệu của má mì chi vào đâu ?

Theo Đại úy Nguyễn Đức Kiên – Điều tra viên Công an huyện Nam Đàn thì đến nay, số tiền 700 triệu đồng tiền tạm giữ của bị can Yến đã chi hết theo yêu cầu của bị can này. Điều đáng nói là, việc chi tiền này đã kịp hoàn tất trước khi vụ án được chuyển cho CQĐT Công an tỉnh Nghệ An điều tra theo thẩm quyền. Gần một nửa trong số 700 triệu đồng đã được chi cho người nhà của Đại úy Kiên…
Chồng phạm nhân Yến khẳng định 2 biên bản này đã bị cố  tình ghi sai ngày giờ, địa điểm
Chồng phạm nhân Yến khẳng định 2 biên bản này đã bị cố tình ghi sai ngày giờ, địa điểm.
Bị can muốn "lấy lòng" điều tra viên?
Trong số 700 triệu đồng nói trên, người được chi nhiều nhất là gia đình anh Nguyễn Anh Tuân - họ hàng bên vợ ĐTV Nguyễn Đức Kiên. Trước đó, gia đình này đã đưa cho phạm nhân Nguyễn Thị Yến 240 triệu đồng để Yến làm thủ tục cho anh Tuân đi du học (cùng với con gái của Yến).
Chỉ một ngày sau khi giao nộp cho công an 700 triệu đồng, bị can Yến được trích xuất khỏi phòng giam, đưa lên phòng làm việc của Công an huyện Nam Đàn gặp bố anh Tuân để thỏa thuận về việc trả tiền. Kết quả, gia đình này đã được bị can Yến chi 300 triệu đồng và “ủy quyền” cho Kiên rút và chi trong khoản 700 triệu đồng bị tạm giữ trước đó.
Cũng như việc nộp 700 triệu đồng trước đó, phạm nhân Yến khẳng định việc chấp nhận phải trả 300 triệu cho người nhà ĐTV Kiên là bị ép buộc. “Không hiểu họ tính như thế nào mà bắt tôi phải trả lãi hơn 100 triệu đồng. Trong cuộc làm việc này có cả bố vợ anh Kiên. Tôi đã khóc van xin được gọi điện thông qua chồng vì tiền bán nhà là của hai vợ chồng nhưng không được chấp nhận” – phạm nhân Yến trình bày.
Thừa nhận anh Tuân là em họ bên vợ mình, ĐTV Kiên cho biết: “Trong khi làm vụ án này, tôi thấy bố vợ tôi (khi đó bị tai nạn, phải nằm ở nhà) phàn nàn về việc gia đình phải cầm cố nhà để vay tiền cho Tuân đi du học nhưng không thành. Tôi không ép buộc Yến phải trả tiền cho Tuân. Có thể Yến trả 300 triệu đồng nhằm lấy lòng tôi nên tôi xác định để hai bên tự thỏa thuận”.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, việc “ủy quyền” cũng như “thỏa thuận” của bị can Yến là không hợp lệ vì không có người làm chứng theo quy định. Vậy làm sao biết được bị can này có tự nguyện hay không?.
Chưa nói đến việc trong trại giam, Yến có bị ép buộc để phải chi 300 triệu đồng trái mong muốn hay không nhưng cứ theo lời của ĐTV Kiên, rất có thể ở đây đã có dấu hiệu của 1 vụ “hối lộ” tinh vi?. Nhận ra dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến sự vô tư, khách quan khi điều tra vụ án như trên, tại sao ông Kiên không “né” mà vẫn để Yến ra khỏi nhà tạm giam, để đồng nghiệp của mình “giám sát” chuyện “thỏa thuận” trả 300 triệu.
Rồi chính ĐTV Kiên là người đứng ra nhận ủy quyền để rút tiền chi trả cho gia đình bên vợ mình. Việc nhận tiền, chi tiền “khép kín” một cách khá trùng hợp khi chính vợ Kiên (chị họ anh Tuân) là thủ quỹ của cơ quan, là người trực tiếp nắm giữ số tiền 700 triệu đồng mà công an đã tạm giữ của bị can Yến.
Trong quá trình làm việc, ĐTV Kiên vẫn dùng khái niệm “trả nợ” để nói về việc bị can Yến chi trả tiền cho gia đình anh Tuân. Nhưng thực tế thì giữa hai người không hề có khoản nợ nào cả.
Theo bản án hình sự của TAND tỉnh Thái Bình xét xử vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (tháng 7/2010) thì cả gia đình Yến và anh Tuân đều là nạn nhân; Bị cáo Nguyễn Bá Hoán (Bắc Ninh) và Nguyễn Thị Tố (Hải Phòng) phải bồi thường cho gia đình anh Tuân 12.000 USD.
Như vậy, đã được quyền lấy tiền bồi thường của bị cáo, gia đình anh Tuân còn được lấy tiền 1 lần nữa từ bị can Yến với số tiền 391 triệu đồng (tính cả khoản 91 triệu đồng mà bị can Yến đã trả trước đó). Đây là khoản tiền “biếu không” để “lấy lòng” khổng lồ?.
Trả tiền một nơi, lập biên bản một nẻo
Khoản tiền thứ 2 mà Yến chi là 100 triệu đồng để bồi thường cho bị hại Lê Thị Hợp trong vụ án “Hiếp dâm” mà Yến bị quy là đồng phạm với bị cáo Trường (chúng tôi sẽ quay trở lại vụ án này sau). Theo Biên bản thì vào lúc 16h ngày 17/8/2011, anh Nguyễn Văn Đông (chồng phạm nhân Yến) có nhận 100 triệu đồng từ ĐTV Kiên và 1 tiếng đồng hồ sau thì anh Đông đã trao số tiền này cho chị Hợp. Hai sự việc cùng diễn ra tại trụ sở công an huyện Nam Đàn.
Tuy nhiên, anh Đông cho hay: “Tất cả biên bản trên đều sai thực tế. Tôi không được nhận tiền, không trực tiếp cầm tiền hoặc đếm tiền giao cho chị Hợp mà chỉ được ký biên bản. Việc ký biên bản diễn ra vào đêm 18/8/2011 tại nhà của bố vợ anh Kiên (có chị Hợp và nhiều người nữa) chứ không phải tại cơ quan công an. Tiền do vợ anh Kiên mang ra để ở bàn rồi đưa cho chị Hợp”.
Trước những mâu thuẫn trên, chúng tôi đề nghị được có câu trả chính xác về địa điểm giao tiền (tại cơ quan công an hay tại nhà bố vợ anh Kiên) thì ĐTV Kiên nói “cái đó thì tôi sai rồi. Tôi sai đến đâu thì chịu trách nhiệm đến đó và mong các anh thông cảm”.
Ngoài nội dung trên, ĐTV Kiên cũng thừa nhận: “Sau khi chị Hợp nhận tiền, tôi là người đã giúp chị Hợp viết “Đơn đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho Yến và Trường. Ngoài ra, tôi được chị Yến ủy quyền chi trả tiền cho nhiều chủ nợ ở bên ngoài khác”.
Thừa nhận này đã cho thấy, việc bị can Yến chi tiền cho những chủ nợ đều có sự can thiệp khá sâu của ĐTV Kiên. Điều này có là việc bình thường đối với ĐTV đang tiến hành điều tra vụ án?.
Theo một số luật sư thì việc bị can Yến ủy quyền cho ĐTV chi tiền hoặc tự mình định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng như trên là không đúng với quy định của Bộ luật Dân sự. Trong khi đó, ĐTV Kiên khẳng định: “Tôi không được hưởng lợi gì cả. Không có chuyện chị Hợp được 100 triệu mà cho tôi 10 triệu… Chị Yến nợ hàng tỷ đồng nhưng chỉ có 700 triệu nên chị ấy trả tiền cho ai là quyền của chị ấy”.
Ngoài ra, ĐTV Kiên cũng cho hay: “Việc chị Yến nợ tiền chỉ là những quan hệ dân sự do vay mượn hoặc mua chịu vật liệu để xây nhà chứ không phải lừa đảo gì”. Trong khi đó, phạm nhân Yến luôn khăng khăng rằng: “Anh Kiên đã ép tôi ký vào các giấy ủy quyền để rút tiền chi trả cho một số người do anh này tự chỉ định”
Trước những tố cáo của phạm nhân Nguyễn Thị Yến thì Công an huyện Nam Đàn đã giao Đội Tham mưu Tổng hợp xác minh đơn để trả lời đương sự. Hy vọng, cơ quan này sớm có kết luận rõ ràng về việc có hay không việc lợi dụng chức vụ quyền hạn, cưỡng ép hoặc làm trái công vụ… trong vụ việc này như tố cáo của phạm nhân Yến.                                        
P.V

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét